Để máy móc có thể làm việc bình thường, ổn định cả trong điều kiện nắng nóng, các doanh nghiệp hiện đã lựa chọn sử dụng tháp giải nhiệt nước cho hiệu quả cao.
Là một thiết bị vật dụng khá quen thuộc trong ngành công nghiệp có tác dụng làm hạ nhiệt để máy móc có thể làm việc bình thường, ổn định cả trong điều kiện nắng nóng, các doanh nghiệp hiện đã lựa chọn sử dụng tháp giải nhiệt nước, cho hiệu quả làm mát hệ thống trang thiết bị trong nhà xưởng vượt trội.
Tuy nhiên tháp giải nhiệt nước là gì? Ứng dụng của thiết bị này đem lại những lợi ích gì trong các lĩnh vực của đời sống? Để có câu trả lời cho những đáp án mà nhiều doanh người vẫn còn băn khoăn có nên chọn mua sử dụng tháp giải nhiệt nước không. Với những chia sẻ dưới đây của Hải Phát sẽ giúp quý khách có thêm nhữn thông tin chi tiết về sản phẩm để đưa ra quyết định có nên sử dụng hay không?
Tháp giải nhiệt nước sử dụng trong công nghiệp
Tháp giải nhiệt là gì? là thiết bị được sử dụng phổ biến trong nhiều nhà máy, khu công nghiệp hiện nay. Tháp giải nhiệt được sử dụng để làm giảm nhiệt độ của dòng nước bằng cách trích nhiệt từ nước rồi thải ra ngoài khí quyển qua hình thức bay hơi. Nhờ vậy, nước từ tháp được làm mát có thể quay trở lại hệ thống máy móc trong nhà xưởng, hỗ trợ giảm nhiệt cho các trang thiết bị, giúp duy trì hoạt động sản xuất ổn định, nâng cao hiệu quả làm việc cho các doanh nghiệp hiện nay.
không khí, góp phần bảo vệ môi trường.
Tháp giải nhiệt hay còn được gọi là tháp tản nhiệt, tháp làm mát, tháp hạ nhiệt,... có tên gọi trong tiếng anh là Cooling Tower. Thiết bị này được sử dụng phổ biến cho các hệ thống máy móc công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp,... dựa vào nguyên lý trích nhiệt từ nước và xả ra môi trường.
Những model này có kích thước lớn nên cấu tạo khá phức tạp, gồm nhiều bộ phận khác nhau.
Các bộ phận của tháp giải nhiệt
Đặc điểm – chức năng
Vỏ tháp
Được làm từ composite – sợi thủy tinh nhờ đó mà độ bền chắc cao với khả năng chống han gỉ, ăn mòn tốt. Độ chịu nhiệt, chống va đập cao. Lớp vỏ này còn có thể chống tia cực tím với độ trơn bóng lớn.
Cánh quạt
Được làm bằng hợp kim nhôm nên khối lượng nhẹ cho quá trình quay dễ dàng tạo ra lực gió lớn. Quạt có thể điều chỉnh tốc độ dựa vào nhu cầu sử dụng.
Tấm giải nhiệt
Được làm từ PVC cao cấp cho độ bền cao. Khả năng giải nhiệt cao nhờ thiết kế dạng sóng để hạn chế trở kháng cũng như dễ dàng phân chia nước.
Động cơ
Các tháp giải nhiệt nước hiện nay sử dụng động cơ chuyển động bằng bánh răng nên dễ vận hành cũng như bảo dưỡng. Khả năng chống nước cao.
Hệ thống phân chia nước
Gồm vòi phun và ống chia nước. Đầu phun được thiết kế quay cùng chiều kim đồng hồ với lực đẩy nước khoảng 2 – 23 vòng/phút.
Thiết bị giảm âm
Có nhiệm vụ làm giảm độ ồn trong quá trình vận hành may.
Bể chứa nước lạnh
Được lắp đặt dưới đáy của tháp. Khi dòng nước được giảm nhiệt sẽ rơi xuống đây để cung cấp cho quá trình làm mát máy móc.
Ngoài những bộ phận chính kể trên thì tháp làm mát còn gồm một số chi tiết như cửa sổ, phao van, ống tràn nước,...
Quạt được lắp trên đỉnh của tháp
Nguyên lý vận hành của những chiếc tháp làm mát nước không quá phức tạp. Dòng nước nón cần tản nhiệt sẽ được đưa vào tháp tản nhiệt dưới dạng tia bởi hệ thống phân nước. Lượng nước này được phun trực tiếp lên tấm tản nhiệt để làm mát.
Khi đó, không khí từ môi trường ngoài sẽ được hút vào tháp từ dưới đáy và được đẩy vuông góc lên. Áp lực từ dòng khí lạnh sẽ tác động với tấm tản nhiệt chứa khí nóng sẽ làm cho hơi nóng trong nước bốc lên, bay hơi ra môi trường ngoài.
Lượng nước được giảm nhiệt sẽ rơi xuống bể chứa ở dưới đáy để cung cấp cho các thiết bị khác.
Ứng dụng của tháp giải nhiệt trong công nghiệpTrong công nghiệp, thap giai nhiet đã được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành sản xuất như:
Ứng dụng của tháp làm mát trong một số ngành cụ thể
- Trong chế biến thủy sản: tháp giải nhiệt hỗ trợ chế biến, cấp đông, bảo quản sản phẩm.
- Sản xuất nhựa: tháp cấp nước cho máy ép nhựa, máy sản xuất bao bì,...
- Ngành điện lạnh: hỗ trợ quá trình làm mát của điều hòa, trợ giúp sản xuất nước đá.
- Luyện kim: làm lạnh sản phẩm sau quá trình đúc, nung nóng,...
- Các ngành khác: dược phẩm, xử lý nước, cáp điện,sản xuất rượu bia, công nghiệp hóa chất,...